Kịch bản tổ chức buổi WORKSHOP thành công

Trong thế giới kinh doanh ngày càng phức tạp và đầy biến đổi, việc tiếp tục học hỏi và phát triển là chìa khóa để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Hãy để Thiên Long Team building giới thiệu đến bạn một kịch bản hoàn hảo để tổ chức buổi workshop, một cơ hội để đội ngũ của bạn tiếp xúc với kiến thức mới, tạo ra ý tưởng sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nguồn nhân lực nói riêng và doanh nghiệp nói chung..

Những đặc điểm nổi bật của workshop.

Workshop là gì?

Workshop là một buổi hội thảo hay hoạt động học tập, làm việc tập trung trong một khoảng thời gian ngắn, thường từ vài giờ đến một vài ngày, nhằm mục tiêu truyền đạt kiến thức, kỹ năng hoặc thực hành cụ thể, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, các vấn đề chuyên môn…trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Workshop thường tập trung vào việc thực hành, tương tác và chia sẻ thông tin giữa người tham dự.

Các loại workshop phổ biến bao gồm workshop học tập, workshop phát triển cá nhân, workshop nghệ thuật, workshop kỹ năng giao tiếp, workshop sáng tạo, workshop xây dựng đội nhóm, và nhiều loại workshop khác.

Workshop là gì?

Đặc điểm nổi bật của workshop.

✅  Tạo không gian học tập độc đáo: Buổi workshop là một cơ hội để đưa mọi người ra khỏi môi trường làm việc thông thường và đặt họ vào một không gian học tập mới mẻ. Chúng tôi tạo ra môi trường thúc đẩy tư duy sáng tạo và khám phá, giúp các thành viên tìm kiếm giải pháp đột phá cho các thách thức kinh doanh.

✅  Lựa chọn chủ đề thích hợp: Thiên Long hiểu rằng mỗi doanh nghiệp có những yêu cầu và mục tiêu riêng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chủ đề workshop phù hợp với lĩnh vực và nhu cầu cụ thể của bạn. Từ quản lý dự án đến tư duy phân tích dữ liệu và thực hiện, chúng tôi mang đến kiến thức chất lượng và thiết thực cho từng người tham gia.

✅  Học hỏi từ người chuyên môn: Buổi workshop là cơ hội để người tham gia học hỏi từ những người có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực. Chúng tôi mời các chuyên gia có kinh nghiệm để chia sẻ kiến thức thực tế và các case study, giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức vào công việc hàng ngày, giúp tăng cường hiệu suất làm việc và khả năng thích nghi cao hơn.

✅  Tương tác và trải nghiệm thực tế: Xuyên suốt chương trình buổi workshop không chỉ là việc ngồi lắng nghe diễn giả, mà còn là cơ hội để tham gia vào các hoạt động tương tác và thảo luận thú vị. Tạo ra môi trường mở và thân thiện, khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên và tạo nền tảng cho việc học hỏi thông qua kinh nghiệm thực tế.

✅  Ngắn hạn và dễ tùy chỉnh: Hội thảo workshop thường có thời gian hoạt động ngắn, chỉ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Đồng thời dễ dàng điều chỉnh số lượng người tham dự, mục tiêu học tập và tình huống cụ thể nên rất dễ cho cá nhân hay doanh nghiệp thực hiện.

Doanh nghiệp lựa chọn hình chức workshop sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi phí cho marketing, quảng bá thương hiệu, truyền thông.

Đặc điểm nổi bật của workshop.

Kịch bản tổ chức buổi workshop thành công phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Workshop là thuật ngữ không quá xa lạ trong giới kinh doanh, nhưng có thể xem là một điều mới mẻ đối với nhiều người đang muốn tìm hiểu về hình thức này. Vậy cụ thể chúng ta cần làm gì để buổi workshop diễn ra thành công, hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra?

Chuẩn bị một kế hoạch cho buổi workshop bài bản.

Theo kinh nghiệm Thiên Long nhận thấy khâu chuẩn bị luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó mang tính quyết định đến 50% sự thành công cho buổi workshop diễn ra thành công. Do đó,  cần chia buổi workshop thành các phần nhỏ, tạo lịch trình chi tiết cho từng phần. Đảm bảo nội dung hội thảo liên quan đến mục tiêu và phù hợp với đối tượng tham dự. Thiên Long tạo ra một kịch bản workshop sắp xếp các hoạt động, bài thực hành, thảo luận, và trình bày sao cho hợp lý.

Lên lịch và chọn địa điểm tổ chức buổi workshop phù hợp.

Theo mục tiêu của khách hàng, Thiên Long chọn ngày và giờ phù hợp cho đối tượng tham dự. Đảm bảo địa điểm thoải mái, trang thiết bị tốt và phù hợp với concept và số lượng người tham dự.

Xác định và phân công rõ ràng vai trò đối tượng tham gia.

 Người điều phối chương trình chịu trách nhiệm lớn nhất, có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc chỉ đạo, theo dõi và điều phối toàn bộ quá trình workshop diễn ra.

 Thư ký chương trình sẽ ghi chép lại toàn bộ thông tin quan trọng trong buổi workshop như ý kiến từ người tham dự, thông tin truyền tải và câu trả lời của chuyên gia, những mục tiêu đã đặt được và chưa đạt được,… Và tổng kết báo cáo lại sau khi chương trình kết thúc.

 Người quản lý, giám sát thời gian có nhiệm vụ chính là theo dõi timeline toàn bộ buổi workshop, đảm bảo các mục trong kịch bản diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngoài ra phải linh động điều chỉnh cho tổng thời gian trương trình diễn ra nếu có bất cứ tình huống nào phát sinh.

 Khán giả tham dự là thành phần quan trọng nhất trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của buổi workshop. Do đó cần xác định rõ đối tượng mà buổi workshop hướng đến. Điều này giúp bạn tạo nội dung và giao tiếp mục tiêu một cách hiệu quả.

Tiến hành theo đúng kịch bản đã đưa ra.

Dựa vào kịch bản, người điều phối khuyến khích người tham dự tương tác và thảo luận thông qua câu hỏi, bài thảo luận nhóm, hoạt động nhóm,..., có thể sử dụng công cụ trực tuyến để thu thập ý kiến hoặc câu hỏi từ mọi người để đạt hiệu quả.

Tổng kết sau chương trình workshop và rút kinh nghiệm.

Thu thập phản hồi từ người tham dự, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu, làm báo cáo tổng kết. Việc tổng kết chương trình workshop và rút kinh nghiệm là cơ hội để bạn không chỉ đánh giá thành công của buổi workshop mà còn cải thiện quy trình tổ chức và tạo ra những trải nghiệm học tập tốt hơn cho người tham dự.

Kịch bản tổ chức buổi workshop thành công

Các quy tắc để có kịch bản tổ chức cho một buổi workshop thành công.

Để tổ chức workshop thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, có một số quy tắc mà Thiên Long chia sẻ sau đây để quý khách có được buổi workshop hiệu quả nhất:

 Các thành viên tham gia trong buổi workshop cần phải tôn trọng ý kiến, quan điểm lẫn nhau.

 Buổi workshop cần bám sát kịch bản và kế hoạch đã lên từ trước, đảm bảo đúng thời gian dự kiến.

 Lựa chọn người điều phối chương trình hay diễn giả có kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với nội dung chương trình và khả năng giao tiếp tốt để trình bày nội dung trong buổi workshop

 Người tham dự được tích lũy những kiến thức phù hợp, không bày tỏ thái độ tiêu cực với những kiến thức không phù hợp với cá nhân mình.

 Thành viên tham dự có thể trao đổi, thảo luận, bày tỏ quan điểm trên tinh thần chia sẻ, học hỏi không chỉ từ diễn giả mà còn từ những người xung quanh.

 Mọi vấn đề, thông tin xuyên suốt hội thảo cần tập trung vào chủ đề chính của buổi workshop.

Nhớ rằng, một buổi workshop thành công không chỉ dựa vào nội dung mà còn phụ thuộc vào cách bạn tạo môi trường học tập tích cực và tương tác giữa người tham dự. Các vai trò của thành viên tham dự cuộc hội thảo cần có sự tổng kết và đưa ra đồng thuận cuối cùng.

Kịch bản tổ chức buổi workshop thành công mang lại nhiều lợi ích đáng giá cho doanh nghiệp. Đó là cơ hội để đội ngũ nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng và tạo sự đổi mới. Liên hệ với Thiên Long Team building ngay hôm nay để khám phá cách chúng tôi có thể giúp bạn tổ chức một buổi workshop đầy ý nghĩa và thành công!

Bài viết liên quan

G